Authors: Hoang Minh, Tuyen; Co-Author: 2010 (Base on Climate Change Scenarios (A2, B2, B1), simulation outputs of river flow show the changes of water resources in Ca River. These results are arguments for water resources planning in Ca River under the climate change situations.)
Authors: Hoang Minh, Tuyen; Co-Author: 2011 (Base on the results of the flow simulated by Mekong River Commission (MRC), combined with Sea Level Rise (SLR) and salinity scenarios by IMHEN, the paper presents impacts of CC on flooding and salinity intrusion in Cuu Long Delta. By 2050, the maximal flooded area which is more than 0.5 m depth can be up to 68.3% of the entire area of Cuu Long Delta. The maximum distance of salinity intrusion increases in the main rivers can reach by 10 km by the middle of the 21st century. The area affected by salinity intrusion at >4‰ occupies 41% area of all Cuu Long Delta and by salinity >1‰ is 59% of natural area.)
Authors: Nguyễn Đình, Minh; Co-Author: 2010 (Nghiên cứu nhu cầu và khả năng chuyển đổi dữ liệu CAD sang GIS phục vụ quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam bằng các phần mềm GIS sẵn có ở Việt Nam. Góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị ở ĐHKHTN, ĐHQGHN...)
Authors: Đào Thị Thanh, Thủy; Advisor: Nguyễn, Lộc; Đặng Thành, Hưng; Co-Author: 2012 (Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật (NLKT) đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp (KCN). Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển của các KCN vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung. Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung)
Authors: Nguyễn Văn, Đậu; Co-Author: 2002 (Có thể ứng dụng để bào chế các dạng thuốc làm bền chắc thành mạch trong điều trị các bệnh cao huyết áp, các chế phẩm kháng viêm trong điều trị các vết thương. Chế phẩm chứa tổng flavonoit cũng có thể áp dụng để phòng các bệnh do gốc tự do gây nên, như lão hoá, nguy cơ ung thư, khối u,....)
Authors: Bùi Thị, Giang; Advisor: Nguyễn Minh, Tuấn; Co-Author: 2012 (Trình bày tính chất toán tử của phép biến đổi tích phân dạng Fourier: phép biến đổi Fourier; Phép biến đổi Hartley; Phép biến đổi Fourier-cosine và Fourier-sine; Đặc trưng đại số của phép biến đổi dạng Fourier. Nghiên cứu tích chập của phép biến đổi tích phân dạng Fourier: Định nghĩa tích chập và tích chập suy rộng; Tích chập của phép biến đổi tích phân Fourier với phép biến đổi hình học; Tích chập liên kết giữa phép biến đổi Fourier và Fourier ngược; Tích chập của phép biến đổi Fourier-sine và Fourier-cosine; Tích chập của phép biến đổi Hartley liên kết với Fourier. Nghiên cứu các ứng dụng của tích chập)
Authors: Nguyễn Mai, Hương; Advisor: Đặng Xuân, Hải; Lâm Quang, Thiệp; Co-Author: 2011 (Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý Quá trình dạy học(QTDH) theo Học chế tín chỉ (HCTC) ở bậc đại học. Khảo sát thực tiễn quản lý QTDH theo HCTC ở một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý QTDH theo HCTC ở một số quốc gia đã triển khai thành công hệ thống học tập này. Trên cở sở lý luận và thực tiễn, đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học nhằm thực hiện đúng quan điểm đề ra cho phương thức đào tạo này trong điều kiện của Việt Nam.)
Authors: Nguyễn Tiến, Dũng; Co-Author: 2012 (Bài viết phân tích hiện trạng và triển vọng của hợp tác tiền tệASEAN và một sốvấn đề
chính sách đặt ra đối với Việt Nam. Phân tích cho thấy, ASEAN mới chỉ trong giai đoạn đầu của
quá trình hợp tác tiền tệ, việc thiếu các cam kết chính trị mạnh mẽ và các thể chế khu vực hiệu quả
là trở ngại chính đối với quá trình hợp tác tiền tệ hiện tại cũng như trong tương lai. Hợp tác tiền tệ
ASEAN cũng mang lại những lợi ích cho Việt Nam thông qua việc thúc đẩy hơn nữa các mối liên hệ thương mại và đầu tư cũng như tăng cường sự ổn định về kinh tế và tài chính. Tuy nhiên, do những khác biệt về kinh tế và chính sách, Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn cả về thể chế và kinh tế để tham gia sâu rộng vào hợp tác tiền tệ khu vực.)
Authors: Vũ Công, Giao; Co-Author: 2010 (Tính đến tháng 9/2009, đã có 140 quốc gia trên thế giới ban hành luật tiếp cận thông tin,
nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam đang soạn thảo đạo luật này. Được tiến hành khi vấn
đề đã được pháp điển hóa khá toàn diện và cụ thể trong pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều
quốc gia, việc xây dựng và thực hiện Luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam rất cần nghiên cứu, tham
khảo các tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế cũng như kinh nghiệm của các nước khác. Bài viết này đề
cập và phân tích một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến luật tiếp cận thông tin
trên thế giới, nhằm bổ sung tư liệu tham khảo cho việc xây dựng và thực hiện Luật tiếp cận thông
tin ở Việt Nam. Cụ thể, các vấn đề được đề cập và phân tích bao gồm: Lịch sử phát triển của luật
tiếp cận thông tin trên thế giới; Nguồn luật quốc tế của quyền tiếp cận thông tin; Lợi ích của luật
tiếp cận thông tin; Những đặc điểm chung của các luật tiếp cận thông tin trên thế giới và một số
yếu tố gây trở ngại trong thực hiện luật tiếp cận thông tin trên thế giới.)
Authors: Trịnh Tiến, Việt; Trần Thị, Quỳnh; Co-Author: 2011 (Bài viết làm sáng tỏ khái niệm, những đặc điểm pháp lý - xã hội của miễn hình phạt,
phân biệt miễn hình phạt với một số chế định khác có liên quan trong luật hình sự Việt Nam.
Ngoài ra, qua phân tích điều kiện áp dụng của các trường hợp miễn hình phạt trong Bộ luật hình sự
hiện hành, các tác giả chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc để đề xuất những kiến nghị hoàn thiện về
chế định này.)