Authors: Đào Minh, Thư; Co-Author: 2008 (Nghiên cứu các phương pháp băm ảnh như phương pháp băm với vân tay, phương pháp băm với ảnh mặt người. Triển khai các hệ thống sinh trắc học trên các cơ sở dữ liệu sinh trắc học khác nhau như nét mặt, dấu vân tay, lời nói, DNA, hoặc bất kì một thông số nào gắn liền với các thông tin về sinh học của con người. Để nhận dạng, các hệ thống sinh trắc học phải so sánh dữ liệu sinh trắc nhận được với cơ sở sinh trắc học, thông thường đây là những cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân lớn và phải được đảm bảo an toàn. Phần lớn các dữ liệu sinh trắc học đều có thẻ thu thập được dưới dạng ảnh, vì vậy việc xác thực ảnh là vấn đề cần giải quyết trong các hệ thống sinh trắc học. Không giống như các hệ thống xác thực dữ liệu thông thường, trong khi phát hiện sự xâm phạm, hệ thống xác thực ảnh phải chịu được các lỗi lien quan đến các quá trình quét, nén và xử lý ảnh. Vì thế, việc xây dựng các hệ thống băm ảnh phải sinh ra các mã xác thực đủ mạnh để đáp ứng các tiêu chuẩn của một hệ thống sinh trắc học như tìm kiếm nhanh và chính xác, đồng thời phải phát hiện được các hình thức giả mạo, tấn công hệ thống)
Authors: Hồ Thị Hương, Thơm; Advisor: Hồ Văn, Canh; Trịnh Nhật, Tiến; Co-Author: 2012 (Chương 1: Giới thiệu tổng quan về giấu tin trong ảnh, phát hiện ảnh có giấu tin và các nghiên cứu liện quan.Chương 2: Trình bày một số kỹ thuật phát hiện mù cho ảnh có giấu tin trên LSB gồm các kỹ thuật phát hiện: “độ lệch chuẩn”, “12”, “tỉ lệ xám” và phát hiện bằng phương pháp ước lượng thông tin giấu trong sử dụng lý thuyết “trùng khớp”. Chương 3: Đề xuất bốn kỹ thuật phát hiện có ràng buộc cho ảnh có giấu tin sử dụng một số kỹ thuật giấu tin đã biết: DIH (Difference Image Histogram), HKC (Kỹ thuật giấu tin của ba tác giả J. Hwang, J. Kim và J.Choi), IWH và RVH (Reversible Vertical Horizontal Technique))
Authors: Nguyễn, Hoàng; Co-Author: 2002 (Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của các vật phẩm trên đối với các ion nghiên cứu Fe2+ ,Fe3+, Mn2+, từ đó tìm điều kiện thích hợp cho quá trình xử lí)
Authors: Lê Hồng, Hà; Co-Author: 2009 (Nghiên cứu điều kiện công nghệ chế tạo vật liệu spinel và các oxít thành phần kích thước nanô (5-20 nm) bằng phương pháp thủy nhiệt. Tổng hợp vật liệu spinel ZnAl2O4/ Mg Al2O4 và các oxít Al2O3, ZnO bằng phương pháp hóa: sol-gel và thủy nhiệt. Pha tạp kim loại chuyển tiếp (Cr3+, Co2+ và đất hiếm (Eu3+) vào vật liệu nền ZnAl2O4/ Mg Al2O4 và Al2O3, ZnO). Khảo sát sự ảnh hưởng của quy trình công nghệ tới cấu trúc, hình thái học và kích thước của vật liệu qua phép đo giản đồ nhiễu xạ tia X, SEM, TEM. Nghiên cứu tính chất quang của các tâm quang kim loại chuyển tiếp và đất hiếm trong các nền tinh thể spinel và oxit thành phần qua phép đo phổ huỳnh quang, kích thích huỳnh quang và truyền qua.)
Authors: Phạm Anh, Sơn; Co-Author: 2009 (Tổng hợp thành công bột vật liệu mao quản trung bình trên cơ sở silica SBA 15 từ TEOS với chất tạo khuôn là P123 bằng phương pháp tổng hợp thủy nhiệt để dùng làm chất tạo khuôn tổng hợp vật liệu mao quản trung bình oxit kim loại. Nghiên cứu quá trình loại bỏ chất tạo khuôn bằng phương pháp nung và phương pháp ngâm trong etanol. Nghiên cứu quá trình tổng hợp vật liệu mao quản trung bình TiO2 và TO2 biến tính qua CeO2 bằng cách ngâm tẩm SBA 15 với dung dịch tiền chất của ceri và titan, sau đó tiến hành loại bỏ khuôn SBA 15 bằng NaOH...)
Authors: Phạm Hùng, Việt; Co-Author: 2010 (Nghiên cứu lựa chọn ra một loại detector phù hợp nhất để sử dụng cho hệ phân tích điện di phòng thí nghiệm và tại hiện trường. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thiết bị phân tích theo nguyên lý điện di mao quản trên cơ sở detector đã lựa chọn. Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích hàm lượng các hợp phần asen vô cơ As(III) và As(V) trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản. Kiểm chứng kết quả phân tích asen bằng các phương pháp tiêu chuẩn khác. Nghiên cứu thiết kế và tối ưu hoá hệ thiết bị cho việc phân tích tại hiện trường: nhỏ, gọn, có thể mang được ra hiện trường với nguồn điện sử dụng phù hợp (pin/ắc quy có thể nạp lại được),... Ứng dụng khảo sát mức độ ô nhiễm asen trong một số mẫu nước ngầm tại hiện trường.)
Authors: Nguyễn Bá, Diến; Co-Author: 2011 (Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích và bình luận những quy định của pháp luật
quốc tế về vấn đề xác định biên giới và khu vực biên giới quốc gia trên biển theo quy định của
pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, các
tác giả cũng đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những vấn
đề còn bất cập, hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc
xác định biên giới và khu vực biên giới của quốc gia trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích tối cao và
chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam tại biển Đông.)