Authors: Nguyễn Trọng, Điệp; Co-Author: 2013 (Là quyền năng thứ 6 trong 8 quyền năng của người tiêu dùng được ghi nhận theo diễn giải của Consumers International về Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành năm 1985, sửa đổi năm 1999, quyền khiếu nại và yêu cầu bồi thường là thứ quyền năng đặc biệt và sau cùng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Được phát triển từ chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – một trong những chế định pháp lý khởi nguồn và nền tảng của pháp luật dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia với nhiều điểm khác biệt, thay đổi cho phù hợp với đặc thù của ngành luật mới mẻ này. Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành đã đề cập và bước đầu điều chỉnh nội dung này, tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn còn nhiều điều đáng bàn.)
Authors: Nguyễn Ngọc, Chí; Co-Author: 2007 (Bài viết phân tích làm rõ việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự thể hiện qua một số nội dung, mà cụ thể là: 1. Qua các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự. 2. Qua quy định của Luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn. 3. Qua các quy định về khởi tố vụ án hình sự. 4. Qua các quy định về điều tra - truy tố. 5. Qua các quy định về thi hành bản án.)
Authors: Vũ Thanh, Sơn; Advisor: Phí Mạnh, Hồng; Co-Author: 2007 (Luận giải cơ sở lý luận cạnh tranh đối với khu vực công, làm rõ những đặc trưng, hình thức kỹ thuật thúc đẩy cạnh tranh đối với khu vực công, kinh nghiệm vận dụng cạnh tranh đối với khu vực công ở một số nước. Đánh giá thực trạng cạnh tranh đối với khu vực công ở Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó chỉ rõ các vấn đề cần giải quyết. Đồng thời xây dựng các nguyên tắc vận dụng cạnh tranh đối với khu vực công và đề xuất hệ thống giải pháp thiết thực thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực này ở Việt Nam.)
Authors: Phùng Xuân, Nhạ; Co-Author: 2009 (Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn của quy trình hoạch định và điều chỉnh chính sách. Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạch định và phân tích chính sách từ bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và trình bày kinh nghiệm của một số nước. Phân tích các nhóm chính sách FDI qua các lần sửa đổi từ đó thấy được những điểm hợp lý và hạn chế của những lần sửa đổi. Xây dựng 1 khung đánh giá hiệu quả của việc thay đổi chính sách. Đánh giá các tác động trung gian của điều chỉnh chính sách đối với vốn FDI, hình thức đầu tư, thay đổi cơ cấu ngành, vùng, địa phương, trình độ công nghệ và tác động cuối cùng đối với nền kinh tế, thu nhập và tác động lan tỏa. Đề xuất một số gợi ý về chính sách của Việt Nam cần điều chỉnh để vốn FDI đi theo quy trình nhất định, trong đó có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp và nhiều tầng lớp dân chúng. Điều chỉnh chính sách FDI cần có tầm nhìn xa, dựa trên chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam, đồng thời gắn với bối cảnh và những vấn đề đặt ra cho sự phát triển đất nước trong những năm tới, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và quyền lợi của nhà đầu tư. Để điều chính chính sách FDI phù hợp, mang tính thực tiễn cao, cần gắn chính sách này với môi trường đầu tư quốc tế mới và chính sách công nghiệp dài hạn trong nước)
Authors: Trần Ngọc, Liêu; Advisor: Bùi Thanh, Quất; Co-Author: 2010 (Trình bày khái quát và làm rõ giá trị lý luận của những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước để nghiên cứu các quan niệm tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xây dựng nhận thức lý luận về bản chất nhà nước pháp quyền. Dựa trên nhận thức lý luận về bản chất nhà nước pháp quyền theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước, xác định và đề xuất hướng giải quyết những vấn đề cơ bản đang đặt ra nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hiện thực)
Authors: Đinh Thị Bảo, Hoa; Co-Author: 2004 (Hệ thống cơ sở khoa học nghiên cứu biến động sử dụng đất trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nghiên cứu đặc điểm và đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội trên cơ sở phân tích tư liệu viễn thám đa thời gian. Nghiên cứu biến động sử dụng đất thời kỳ 1994-1999 và mối quan hệ với sự thay đổi về lực lượng lao động và cấu trúc lao động. Tìm hiểu vấn đề phát triển kinh tế đô thị và vấn đề sử dụng đất tới năm 2010)
Authors: Hà Thị, Điệp; Co-Author: 2002 (Hoạt tính kích thích sinh trưởng thực vật đang được nghiên cứu nhiều, có ý nghĩa quan trọng trong tăng năng suất cây trồng, do vậy nên cho nghiên cứu tiếp trên lĩnh vực thử các dẫn xuất trên ở quy mô rộng hơn
Khảo sát hoạt tính kích thích sinh trưởng thực vật của những chất đã tổng hợp được
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp một số hợp chất được tách từ tinh dầu hương nhu)
Authors: Nguyễn Thị Cẩm, Hà; Co-Author: 2008 (Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến tính chất điện hóa của kẽm trong môi trường kiềm: ảnh hưởng của nồng độ dung dịch điện li KOH; Ảnh hưởng của việc sử dụng các chất cho thêm. Đánh giá vai trò của các chất cho thêm tới hình thái học của điện cực kẽm trong quá trình hoạt động. Kết quả đã khảo sát được ảnh hưởng của nồng độ môi trường điện li KOH và sự có mặt của ZnO bão hòa trong dung dịch tới hoạt động điện hóa của điện cực kẽm. Chỉ ra được sự có mặt của ZnO trong dung dịch điện li hạn chế sự hòa tan điện cực và làm tăng tốc độ hình thành Zn...)
Authors: Lê Văn, Bính; Co-Author: 2009 (Tìm hiểu đại dương và chế độ pháp lý của nó từ góc cạnh của Luật quốc tế hiện đại là cần thiết. Điều đó không chỉ vì đại dương chiếm gần 3/4 diện tích bề mặt trái đất, mà nó còn là sự sống, là hiểm hoạ đối với con người. Chúng tôi chọn “Đại dương và Luật quốc tế hiện đại” để trao đổi cùng người đọc.)