Authors: Nguyễn Bá, Diến; Co-Author: 2009 (Trên cơ sở quy định của Công uớc Luật biển năm 1992 và các nguyên tắc của pháp Luật quốc tế hiện đại, bài viết giới thiệu những vấn đề chung về cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển, giới thiệu mô hình các cơ quan giải quyết tranh chấp và đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp biển vào bối cảnh thực tế ở biển Đông.)
Authors: Lê Thị Hoài, Thu; Co-Author: 2012 (Như một quy luật của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hoạt động thuê lại lao động (labor outsourcing) đang ngày một phổ biến ở nước ta với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chế độ, quyền lợi của người lao động thuê lại không được đảm bảo, trong khi đó khuôn khổ pháp lý điều chỉnh vấn đề này vẫn chưa rõ ràng và hầu như còn bỏ ngỏ. Bởi vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là thừa nhận về mặt pháp lý đối với loại hình dịch vụ này trong một văn bản pháp lý cao nhất, đồng thời có các quy định bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cho thuê lại góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các chủ thể tham gia, cũng như giúp cho Nhà nước quản lý thị trường lao động một cách có hiệu quả.)
Authors: Phạm Hồng, Thái; Co-Author: 2009 (Bài báo phân tích các khái cạnh chức vụ nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước, đưa ra khái niệm thẩm quyền chức vụ nhà nước, phân biệt chức vụ chính trị, chức vụ quyền lực hành chính, chức vụ chuyên môn và phân tích mối liên hệ giữa các chức vụ, chỉ ra tính chất, đặc thù, giới hạn thẩm quyền, vị trí, vai trò, thẩm quyền của từng loại chức vụ nhà nước trong cơ quan hành chính nhà nước.)
Authors: Trần Thanh, Hà; Co-Author: 2008 (Trong phân tích đánh giá tai biến thiên nhiên đòi hỏi phải xác định được mức độ hoạt động cũng như dự báo được cường độ hoạt động của chúng trong tương lai. Tai biến trượt lở đất là quá tự nhiên trên sườn mái dốc dưới tác động trực tiếp của trọng lực, quá trình này xảy ra do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố tự nhiên (địa chất, địa mạo, khí hậu, lớp phủ thực vật,...) và xã hội (sản xuất nông nghiệp, xây dựng,...), mỗi nhân tố ảnh hưởng đến quá trình theo cường độ và tầm quan trọng khác nhau. Vì thế, nghiên cứu trượt lở phải dựa trên quan điểm địa lý tổng hợp và GIS là công cụ rất hữu ích để thực hiện công việc này. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi xin nêu một vài kết quả nghiên cứu đạt được nhờ sử dụng mô hình phân tích không gian trong môi trường GIS kết hợp với đánh giá đa tiêu chuẩn (MCE) trong việc nghiên cứu trượt lở đất ở tỉnh Lào Cai.)
Authors: Nguyễn Quốc, Huy; Advisor: Bùi Công, Hiển; Nguyễn Văn, Quảng; Co-Author: 2011 (Tổng quan về tình hình nghiên cứu mối, các biện pháp phòng trừ mối trong và ngoài nước. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của Tây Nguyên, nghiên cứu các thành phần loài và một số đặc điểm của khu hệ mối Tây Nguyên. Xác định các loài mối gây hại cho cây trồng và đập hồ chứa nước ở Tây Nguyên, đồng thời đề xuất biện pháp phòng trừ các loài mối gây hại chính)
Authors: Tran, Nghi; Co-Author: 2008 (The Holocene coastal zone of Mekong river plain is the result of prolonged marinefluvial interaction. Lithofacies association in ti me and space is characterized by three depositional
system tract belonged to the upper part of a sequence stratigraphy. Based on lithology should be
divided 5 sedimentary types and 18 lithofacies distributed in stratigraphical column and in sea
bottom varying from 25m water depth to mainland coastal area. According to sequence
stratigraphy the transgressive systems tract at 5 Ky Bp, while from geochronology point of view
the boundary betweenMiddle Holocene and Late Holocene is 3 Ky Bp – a regressi ve stage.
During Early-Middle Holocene stage transgressive depositional system tract is characterized by
two associated lithofacies upward section: delta front swamp mud rich in organic materials facies
and marine shallow grey-greenish clay facies corresponded with marine flooding plain. And then
Late Hol ocene regressive phase corresponding with Highstand systems tract composed of delta
plain clayish silt facies in which there are different sandy ridges generations distributed younger
seaward. Each sand ridge generation was mark by a coastal zone and associated lithofacies.
In circumstance of global climate change and sea-level rising, the Mekong ri ver coastal zone will
be changed much more in framework of modern tectonic subsidence. If the rate of sea-level rising
is 2mm/year then sea bed will be subsided with a rate of 4mm/year. But recent rate of sediment
accumulation is over 4mm/ year, so the modern coastline continue to pr ograde seaward with a rate
of 40m/ year. The Mekong river mouths are migrating to East-North, and as a result geosystems
and landscapes are changing.)
Authors: Nguyễn Thị Thu, Hương; Co-Author: 2012 (Từ việc đánh giá thực trạng đội ngũ và công tác quản lý đội ngũ giảng viên trong trường
đại học hiện nay, tác giả bài viết đã đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên
trong trường đại học hiện nay ở nước ta)
Authors: Nguyễn Hữu, Khải; Co-Author: 2007 (Phân tích đặc điểm dòng chảy mùa cạn hệ thống sông Hồng, đặc biệt vào những năm gần đây. Đánh giá thực trạng hoạt động phát điện và cấp nước chống hạn của các hồ chứa thượng nguồn sông Hồng trong thời gian qua, nhất là sau khi nhu cầu cấp nước chống hạn trở nên cấp thiết. Áp dụng mô hình HEC - RESSIM để diễn toán vận hành hệ thống hồ chứa Hòa Bình – Tuyên Quang theo các kịch bản cấp nước và mô hình MIKE 11 để diễn toán tiếp dòng chảy về hạ lưu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có thể gia tăng cấp nước, đảm bảo mực nước tại Hà Nội ở mức 2,30m, đáp ứng mục tiêu lấy nước chống hạn. Khi đó, điện năng các tháng cuối mùa sẽ bị giảm đi khoảng 30 triệu kwh, với mức tổn thất này thì có thể chấp nhận được. Các kết quả thu được có thể sử dụng làm cơ sở cho việc điều hành hệ thống 2 hồ chứa ở trên. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống 2 hồ chứa cho mục tiêu phát điện và cấp nước chống hạn)
Authors: Lưu Đức, Hải; Co-Author: 2005 (Tổng quan tình hình nghiên cứu, áp dụng nhãn sinh thái cho các sản phẩm tiêu dùng ở các quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu điển hình về một số sản phẩm tiêu dùng mang đặc trưng "Nhãn sinh thái" ở Việt Nam. Hai loại sản phẩm được lựa chọn là rau an toàn sản xuất trong địa bàn thành phố Hà Nội và tủ lạnh không chứa CFC của Công ty LG-Mega Electronics. Trình bày thực tiễn xây dựng, đăng ký và cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm tiêu dùng ở Việt Nam. Đề xuất quy trình và mô hình cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam)
Authors: Hoàng Xuân, Cơ; Co-Author: 2000 (Nghiên cứu phương thức quản lý, sử dụng lãnh thổ quy mô vừa và nhỏ mang tính chất đặc thù nhằm mang lại hiệu quả cao mà vẫn duy trì chất lượng tài nguyên và môi trường)