Search

Search Results

Results 361-370 of 551 (Search time: 0.063 seconds).
Item hits:
  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Trần Văn, Hải;  Co-Author: 2013 (Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đề xuất các giải pháp về quyền tác giả và quyền đối với sáng chế để bảo hộ hữu hiệu về mặt thương mại đối với lĩnh vực y học cổ truyền của Việt Nam, với nhiệm vụ nghiên cứu là phân tích các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với y học cổ truyền, phân tích các đơn đăng ký sáng chế liên quan đến các bài thuốc cổ truyền được cấp patent hoặc bị từ chối cấp patent tại Việt Nam.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Thị Minh, Tâm;  Co-Author: 2010 (Kế toán quản trị (KTQT) được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bởi tính linh hoạt và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống KTQT chi phí và giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam chưa được chú trọng, hoặc có làm nhưng hiệu quả chưa cao. Tại sao các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến KTQT chi phí và giá thành? Cần phải làm gì để KTQT phát huy tác dụng trong hoạt động của doanh nghiệp? Với phương pháp điều tra khảo sát thực tế kết hợp với những kinh nghiệm của quốc tế, bài viết này sẽ góp phần giải quyết các vấn đề nói trên. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Bảng câu hỏi gửi đến một số doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Hà Nội. Từ những thông tin thu thập được, chúng tôi đã tập hợp, phân tích và đánh giá thực trạng, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận và kiến nghị.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Bá, Diến;  Co-Author: 2013 (Trên cơ sở nghiên cứu những nguyên tắc, quy định và nội dung của Công ước Luật biển năm 1982 về cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển, bài viết đã đánh giá tính khả thi của việc sử dụng cơ chế này trong tranh chấp biển Đông. Bài viết đã phân tích cơ cấu tổ chức, thẩm quyền xét xử..., cũng như các quy tắc tố tụng và luật áp dụng đối với từng cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước; từ đó đề xuất giải pháp sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước luật biển 1982 trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Thị Phương, Thảo;  Advisor: Vũ Hào, Quang;  Co-Author: 2013 (Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng; cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu; các khái niệm công cụ được sử dụng trong triển khai luận án; chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và của hệ thống tạp chí, bản tin của Học viện. Khảo sát, phân tích, đánh giá hành vi tìm kiếm thông tin từ các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện của từng nhóm đối tượng độc giả. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện. Từ đó rút ra những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục; đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tạp chí, bản tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả trong hệ thống Học viện, phục vụ tốt hơn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Xuân, Thiên;  Co-Author: 2013 (Hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục và tương đối cao, đóng góp quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua nghiên cứu bước đầu cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua được đóng góp bởi nhiều nhân tố, trong đó đáng chú ý là nhân tố lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên; các nhân tố như năng suất lao động, công nghệ và thể chế đóng góp còn hạn chế hoặc ở mức thấp. Bước sang giai đoạn mới, để phát triển bền vững và giữ được nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, Việt Nam phải chuyển sang mô hình tăng trưởng mới. Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức cũng như đưa ra một số giải pháp khi Việt Nam chuyển sang mô hình tăng trưởng mới.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Lê Thị Thu, Thủy;  Co-Author: 2008 (Trình bày cơ sở lý luận chung về bảo hiểm tiền gửi như khái niệm, đặc điểm, vai trò, mối quan hệ giữa bảo hiểm tiền gửi và hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó nghiên cứu mô hình bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và so sánh đối chiếu với mô hình bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên thế giới. Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, nêu ra những bất cập, tồn tại trong pháp luật Việt Nam điều chỉnh về về bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa pháp luật bảo hiểm tiền gửi)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Phạm Thị Hồng, Điệp;  Co-Author: 2010 (Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, áp lực việc làm với khu vực nông thôn ngày càng gia tăng làm cho dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị cũng diễn ra mạnh mẽ. Với sức hấp dẫn về nhiều mặt, Hà Nội đã tạo ra sự thu hút rất lớn đối với lực lượng lao động các vùng ngoại vi và các tỉnh lân cận đến tìm cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống. Thực trạng này đã đặt ra vấn đề cấp thiết trong quản lý nhà nước đối với lao động di cư, nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực quan trọng này cho sự phát triển của Thủđô. Trên cơ sở một số lý thuyết kinh tế học phát triển về tính quy luật của di chuyển lao động trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và ảnh hưởng của các lý thuyết đó đối với việc quản lý và hoạch định chính sách cho lao động nhập cư, bài viết phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư của Hà Nội, chỉ ra những giới hạn của phương pháp quản lý hành chính hiện tại và kiến nghị các biện pháp tăng cường điều tiết, quản lý lao động di chuyển vào Hà Nội bằng phương pháp kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng mục tiêu phát triển Thủ đô bền vững.)