Search

Search Results

Results 41-50 of 217 (Search time: 0.029 seconds).
Item hits:
  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Bùi, Trinh;  Co-Author: 2012 (Trong bối cảnh nợ công châu Âu đang lan rộng và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa tìm ra lối thoát, nhiều chuyên gia nghiên cứu đã cảnh báo nợ công của Việt Nam cũng đang ở mức nguy hiểm và có xu hướng gia tăng nhanh. Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong chi tiêu công, trả nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, đòi hỏi phải có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này để có những giải pháp quản lý nợ công một cách hiệu quả trong thời gian tới. Bài viết phân tích thực trạng nợ công hiện nay ở Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến nợ công và đề xuất một số giải pháp kiểm soát nợ công trong bối cảnh nợ công ở nhiều nước trên thế giới tiếp tục lan rộng và khó kiểm soát.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Sao, Mai; Đỗ Minh, Ánh;  Co-Author: 2011 (Xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình nói chung, nhằm mục đích thương mại nói riêng đang là một yêu cầu khá cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. Để góp phần làm sáng tỏ một số nội dung thực tiễn về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại, tác giả bài viết đã vạch ra một số thách thức pháp lý mà Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã, đang và sẽ phải đối mặt trong quá trình thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ. Trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm pháp lý quốc tế đã phân tích, bài viết nêu lên những kiến nghị để bước đầu xây dựng một mô hình khung pháp luật về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại t ại Vi ệt Nam, trong đó có Lu ật Vũ trụ và một số đạo luật chuyên biệt về vấn đề khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại như: Luật khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại, Luật qu ản lý và sử dụng Vệ tinh, Luật Viễn thám...)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Bá, Diến;  Co-Author: 2012 (Bài viết đưa ra những minh chứng pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bài viết đã phân tích một số nội dung mới được trích dẫn trong các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Một trong những nội dung đáng chú ý là ít nhất từ thế kỷ XVI, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách hòa bình, thực sự, công khai và liên tục các hoạt động trên biển nhằm củng cố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Bài viết cũng đưa ra thực trạng bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo từ chiến tranh thế giới thứ 2 tới nay và khẳng định Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Thị Lan, Hương;  Co-Author: 2011 (Ban kiểm soát (BKS) trong công ty cổ phần (CTCP) được thiết kế là một cơ quan quản trị nội bộ. Các qui định trong Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý để BKS hình thành và hoạt động. BKS thực hiện thẩm quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên HĐQT, và hoạt động điều hành của giám đốc hoặc tổng giám đốc. Trong thời gian qua, vụ việc gian lận báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) và vụ việc HĐQT Công ty chứng khoán Đại Nam lập báo cáo khống cho BKS v.v… đã cho thấy tình trạng "hình thức hóa" BKS. Các vụ việc vi phạm được phát hiện không kịp thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cổ đông và niềm tin của nhà đầu tư đối với công ty cổ phần. Để khắc phục tình trạng trên, cần củng cố vị trí độc lập của BKS trong kiểm tra, giám sát, bổ sung quyền đại diện khởi kiện cho thành viên BKS, qui định về nội dung bắt buộc trong báo cáo của BKS cũng như qui định nội dung cơ bản của qui chế tổ chức và hoạt động của BKS.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Tran, Nghi;  Co-Author: 2011 (World Heritage National Park Phong Nha - Ke Bang has been and is being invested by the government in general and by Quang Binh province in particular to expand into a population with different types of tourism in order to invite domestic and foreign tourists. Since the 60s of 20th century, the Phong Nha - Ke Bang zone has been regarded as a tourism spot that attracts the most number of tourists among the tourism industry of Quang Binh province. However, since then this National Park has only exploited the exterior caves and has not, together with other types of tourism, extended its activities in all national Forest’s territory. Therefore, in this article the authors’s group will begin to explain in details of other potential adventurous tour types of Phong Nha - Ke Bang region in particular and of Quang Binh province in general, these are: to explore the caves in adventurous tours upon limestone mountains with perpendicular cliffs by road 20, cable - riding tours through National Park zone where the cables are put on the highest mountain peaks, adventurous eco-tours inside proteozoic forests famous for a most diversified and abundant ecosystem in South East Asia. These are the potential and valuable types of tour assuring a great charm for a huge number of tourists inside and outside the country)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Trần Quang, Tuyến;  Co-Author: 2011 (Trong 2 thập kỷ qua, mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế, theo đó tỉ trọng đóng góp nông nghiệp vào GDP đã giảm đáng kể nhưng cơ cấu việc làm lại thay đổi quá chậm. Phần lớn lực lượng lao động vẫn trong khu vực nông nghiệp. Cải cách kinh tế đã không thể chuyển dịch lao động nông thôn dư thừa ra khỏi khu vực nông nghiệp vì phần lớn nguồn đầu tư của nhà nước lại tập trung vào các ngành công nghiệp thâm dụng vốn. Do vậy, việc điều chỉnh chính sách là cần thiết để thu hút lao động nông thôn dư thừa ra khỏi khu vực nông nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các hộ nông dân.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Lê, Quân;  Co-Author: 2012 (Bài viết tổng hợp kết quả khảo sát 230 giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam nhằm đánh giá năng lực của họ dựa trên mô hình ASK. Kết quả khảo sát cho thấy giám đốc doanh nghiệp nhỏ Việt Nam yếu về các kiến thức quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự và quản trị tài chính cũng như hạn chế về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng quản lý thời gian... Điểm nổi bật của giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ là phẩm chất thích nghi, kiên nhẫn, sáng tạo và quyết đoán.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Trịnh Thị Phan, Lan;  Co-Author: 2013 (Bài viết tập trung phân tích cấu trúc nguồn vốn và tác động của nó lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp xây dựng - bất động sản sử dụng đòn bẩy tài chính cao, thể hiện ở hệ số nợ trên tổng vốn rất cao. Cơ cấu nợ cũng không hợp lý, nợ ngắn hạn luôn chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và lên tới hơn 100% so với nợ dài hạn. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp: 90% doanh nghiệp thua lỗ, ROA và ROE sụt giảm và mất khả năng thanh toán lãi vay ngân hàng.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Vũ Thanh, Hương;  Co-Author: 2011 (Trong bối cảnh hậu khủng hoảng, Việt Nam cần có hoạt động khai thác các thị trường mới tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đồng thời tránh rủi ro khi quá tập trung vào các thị trường cũ đang tăng trưởng rất chậm. Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng đó. Trên cơ sở sử dụng Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện, Bộ chỉ số thương mại của Trung tâm Thương mại Thế giới và Chỉ số tập trung thương mại, bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang GCC theo sáu nhóm hàng chính trong giai đoạn 2006-2009, đánh giá cơ hội xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang GCC trên hai góc độ: cơ hội từ phía thị trường GCC và cơ hội từ phía thị trường Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường GCC.)