Search

Search Results

Results 51-60 of 134 (Search time: 0.023 seconds).
Item hits:
  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Trần Thị, Bình; Xuân Thị Thu, Thảo; Phạm Thị, Trang; Nguyễn Hoàng, Hải; Đào Thị Thuỳ, Dương;  Co-Author: 2021 (Kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất, thảm thực vật và động vật núi Khe Pặu thuộc huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang chỉ ra rằng: Tầng địa chất khá đơn giản với các đá trầm tích carbonat và trầm tích lục nguyên bị biến chất của Hệ tầng Pia Phương giới Paleozoi (D1pp) (gồm Phân hệ tầng dưới và Phân hệ tầng trên) và giới Kainozol gồm hệ tứ không phân chia (Q). Có 289 loài, phân loài và thứ, thuộc 237 chi, 95 họ của 4 ngành thực vật; có 7 loài ếch nhái và 6 loài bò sát, 94 loài chim thuộc 11 bộ. Đối với loài thú: có 39 loài thú, thuộc 20 họ, 7 bộ. Bộ Ăn thịt Carnivora có 6 loài, bộ còn lại gồm bộ Móng guốc ngón chẵn Artiodactyla, bộ Chuột voi Erinaceomorpha và bộ Nhiều răng Scandenta (1 loài). Thủy sinh vật tại núi Khe Pặu gồm 4 loại. Kết quả phân tích mẫu thực vật nổi có 33 loài thuộc 4 ngành tảo. Ngoài ra, động vật nổi có 18 loài, động vật đáy có 16 taxon. Đây chính là tiềm năng và tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Lâm Bình xây dựng khu bảo tồn các loài động thực vật hiện đang sinh sống trong khu vực.)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Lê Thị, Ngân; Đồng Thanh, Hải; Bùi Thế, Đồi;  Co-Author: 2021 (Kết quả nghiên cứu xác định đa số người dân (68,6%) tham gia vào các hoạt động DLST ở đây mới ở mức thụ động. Phần lớn người dân địa phương (98%) đã nhận thức rõ những lợi ích về kinh tế và môi trường mà hoạt động DLST đem lại cho hộ gia đình cũng như địa phương. Đa số người dân (94,3%) có thái độ tích cực đối với phát triển DLST và bảo tồn đa dạng sinh học.)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Nguyễn Văn, Hùng; Đỗ Thế, Hiểu; Trần Ngọc, Hải;  Co-Author: 2021 (Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phương pháp ghép nêm, loại cành ghép là cành bánh tẻ, loại gốc ghép 12 tháng tuổi và ghép vào vụ Đông và vụ Xuân cho tỷ lệ cây sống sau ghép 120 ngày (cành ghép đã ổn định) cao nhất với tỷ lệ hom sống đạt 60,7 – 74,7%, chiều cao chồi ghép đạt 28,27 – 31,6 cm.)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Vũ Văn, Thái; Nguyễn Hải, Hòa; Lê Thị Quỳnh, Hoa; Nguyễn Minh, Ngọc; Tống Phước Hoàng, Hiếu;  Co-Author: 2021 (Những kết quả đạt được đã và đang hỗ trợ hiệu quả cho công tác theo dõi, cập nhật diễn biến rừng góp phần ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngoài ra, ứng dụng này có thể được nhân rộng cho các địa phương khác ở Việt Nam.)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Nguyễn Thành, Tuấn; Bùi Mai, Hương; Nguyễn Thị Mai, Lương; Trần Tuấn, Kha; Nguyễn Thị, Thơ;  Co-Author: 2021 (Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõ sự đa dạng của quần xã vi sinh vật cộng sinh với cây Dó bầu, cũng như cung cấp thêm dữ liệu về đặc điểm sinh học và hé lộ vai trò của vi sinh vật này trong sự tạo trầm, qua đó làm cơ sở khoa học tạo trầm hương trên rừng trồng cây Dó bầu bằng chế phẩm sinh học, đồng thời đóng góp nhất định cho vấn đề bảo tồn cây gỗ quý này tại Việt Nam.)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Lê Đức, Thắng;  Co-Author: 2021 (Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao, và đường kính các lâm phần rừng trồng Phi lao, Keo lá tràm, và Keo lá liềm có xu hướng tăng theo tuổi lâm phần; ngược lại, mật độ lâm phần, lượng tăng trưởng bình quân chung tương ứng các chỉ tiêu sinh trưởng có xu hướng giảm nhẹ theo tuổi lâm phần, và có sự khác nhau rõ giữa các vùng phòng hộ.)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Lê Ngọc, Diệp;  Co-Author: 2021 (Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exporatory Factor Analysis – EFA) đã chỉ ra các yếu tố: (1) Cơ hội tương lai và năng lực của học sinh, (2) Truyền thông tiếp thị, (3) Quan hệ ảnh hưởng, (4) Đặc điểm trường đại học; (5) Cơ hội trúng tuyển có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Trảng Bom. Từ đó: Khoanh vùng, lựa chọn đối tượng tuyển sinh phù hợp; Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh của nhà trường; Nâng cao hơn nữa uy tín, thương hiệu của nhà trường; Tăng cường phát huy vai trò của các mối quan hệ ảnh hưởng và Tái cơ cấu các ngành nghề đào tạo.)