Search

Search Results

Results 71-80 of 134 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Lê Hồng, Việt; Phạm Văn, Hường; Nguyễn Thị, Hà; Chu Tuấn, Anh;  Co-Author: 2021 (Độ ưu thế của Sến mủ gia tăng dần từ trạng thái rừng nghèo (IVI = 21,8%) đến trạng thái rừng trung bình (IVI = 26,8%) và trạng thái rừng giàu (IVI = 29,2%). Cây tái sinh Sến mủ đóng vai trò ưu thế trong tổ thành tái sinh ở cả ba trạng thái rừng; trong đó tỷ lệ số cây giảm dần từ trạng thái rừng giàu (38,0%) đến trạng thái rừng trung bình (35,6%) và trạng thái rừng nghèo (24,5%). Sến mủ tái sinh liên tục dưới tán rừng. Mật độ cây tái sinh Sến mủ ở trạng thái rừng giàu (2.375 cây/ha) cao hơn tương ứng 1,2 lần và 2 lần so với trạng thái rừng trung bình (2.000 cây/ha) và trạng thái rừng nghèo (1.188 cây/ha))

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Nguyễn Quang, Huy; Kiều Thị, Dương; Triệu Anh, Tuấn; Nguyễn Văn, Thị;  Co-Author: 2021 (Sử dụng ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ thay đổi rừng không chỉ hỗ trợ lực lượng kiểm lâm trong việc giám sát và cập nhật diễn biến rừng mà còn có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Nguyễn Thị, Yến; Đặng Văn, Hà; Nguyễn Đình Quang, Linh;  Co-Author: 2021 (Thời gian thu hái quả tốt nhất là vào tháng 8 - 9. Hạt cây Lim xẹt có chiều dài trung bình 10,98 cm, chiều rộng trung bình 2,52 cm và độ thuần trung bình 87,76%. Hạt được ngâm trong nước ấm có nhiệt độ ban đầu 600C trong thời gian 12 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 83%. Thời gian ngâm hạt có ảnh hưởng không rõ ràng đến tỷ lệ nảy mầm. Cây con sinh trưởng nhanh và đồng đều khi tiến hành cắm ½ hạt trực tiếp vào đất với tỷ lệ nảy mầm là 83%.)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Bùi Thị Mai, Hương; Bùi Thị Hoàng, Yến; Hà Văn, Huân; Nguyễn Thị Hồng, Gấm;  Co-Author: 2021 (Giống bạch đàn lai UG24 (Eucalyptus urophylla x E. grandis) là giống cây có giá trị kinh tế cao đã được công nhận giống theo quyết định 3893/QĐ-BNN-TCLN ngày 20/9/2016. Tuy nhiên, đối với những người nông dân việc xác định giống chỉ bằng hình thái là hết sức khó khăn. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp mới Mã vạch ADN để xác định dòng Bạch đàn lai UG24. ADN tổng số được tách chiết từ các mẫu lá của UG24 và được sử dụng để nhân bản các đoạn gen matK, rbcL, trnH-psbA, ITS và ITS2 bằng kỹ thuật PCR. Các kết quả chỉ ra rằng các băng của sản phẩm PCR đúng với kích thước dự kiến như 687 bp, 449 bp, 336 bp, 564 bp, và 178 bp cho rbcL, matK, trnH-psbA, ITS, và ITS2, tương ứng. Các trình tự này sau đó được so sánh với các trình tự trên Ngân hàng gen Quốc tế (NCBI). Kết quả đã chỉ ra rằng giống Bạch đàn lai UG24 (E. urophylla x E. grandis) thuộc loài E. urophylla với các tỷ lệ tương đồng 100% của đoạn gen rbcL và matK, 98,76% của đoạn gen ITS, 98,31% của đoạn gen ITS2, 97,92% của đoạn gen trnH-psbA, và một cây là E. grandis với các tỷ lệ tương đồng 100% của đoạn gen rbcL, 99,55% của đoạn gen matK, 98,23% của đoạn gen ITS, 98,31% của đoạn gen ITS2, 87,43% của đoạn gen trnH-psbA. Kết quả cũng cho thấy sử dụng chỉ thị trnH-psbA làm mã vạch ADN để giám định giống Bạch đàn lai UG24 ở Việt Nam là tốt nhất.)

  • Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp (VNUF Journal Article)


  • Authors: Nguyễn Văn, Dư; Nguyễn Thị Vân, Anh; Trần Văn, Tiến;  Co-Author: 2021 (Cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) là cây thuốc bản địa có ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây cây thuốc này đã bị khai thác kiệt quệ và trở thành một cây thuốc bị đe dọa tuyệt chủng. Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN đã ghi nhận và xếp nó ở bậc EN (bậc nguy cấp). Bài báo giới thiệu một số kết quả ban đầu trong thử nghiệm nhân giống và trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ từ hạt. Bằng phương pháp thực nghiệm trên đồng ruộng, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thời vụ gieo hạt tốt nhất vào tháng 3 dương lịch, hạt trước khi gieo nên được bảo quản trong hốc cát ẩm và tối, gieo trên nền cát; Hạt sau khi đã nảy mầm thì nên đưa vào túi bầu có thành phần giá thể: mùn hữu cơ 50%: đất đen 30%: cát đen 20% + phân NPK 5 kg/khối giá thể cho tỷ lệ cây sống tới 96%; Cây con sau khi ươm cũng nên được đem trồng dưới bóng vào cuối tháng 3, ở mật độ cây cách cây 20 cm, hàng các hàng 30 cm là tốt nhất)