Search

Search Results

Results 171-180 of 217 (Search time: 0.023 seconds).
Item hits:
  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Thu, Hương;  Co-Author: 2013 (Đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động giáo dục đại học (GDĐH) công lập là cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và quan điểm của các nhà quản lý, nhà khoa học khá đồng nhất về nguyên tắc và nội dung đổi mới cơ chế tài chính đối với GDĐH. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính đối với GDĐH công lập, phân tích các đặc điểm và yêu cầu đổi mới cơchếtài chính nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành khoa học cơbản (KHCB) phục vụsựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bài viết đưa ra phương thức triển khai áp dụng thí điểm nội dung đổi mới cơ chế tài chính đối với GDĐH theo phương thức Nhà nước “đặt hàng” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành KHCB.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Trọng, Điệp;  Co-Author: 2013 (Là quyền năng thứ 6 trong 8 quyền năng của người tiêu dùng được ghi nhận theo diễn giải của Consumers International về Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành năm 1985, sửa đổi năm 1999, quyền khiếu nại và yêu cầu bồi thường là thứ quyền năng đặc biệt và sau cùng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Được phát triển từ chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – một trong những chế định pháp lý khởi nguồn và nền tảng của pháp luật dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia với nhiều điểm khác biệt, thay đổi cho phù hợp với đặc thù của ngành luật mới mẻ này. Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành đã đề cập và bước đầu điều chỉnh nội dung này, tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn còn nhiều điều đáng bàn.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Trần Thu, Hạnh;  Co-Author: 2013 (Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành hoặc người tham gia tố hình sự mang tính nền tảng của quá trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng khi tiến hành tố tụng, đồng thời tác động mạnh mẽ đến việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm công lý trong nhà nước pháp quyền. Bài viết tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau: Các quan điểm về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành và người tham gia tố tụng; Nội dung, vị trí, vai trò của nguyên tắc này; Mối liên hệ giữa nguyên tắc này với những vấn đề có liên quan.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Thị Quế, Anh;  Co-Author: 2011 (Việc thiết lập một cách chính xác những quyền của cá nhân trong tương quan với nhà nước và sự hạn chế quyền của nhà nước đối với cá nhân được coi là một trong những đặc thù tiến bộ, nổi bật của xã hội công dân. Trong bài viết này, tác giả đề cập tới việc phân tích sự hình thành và phát triển của pháp luật về ghi nhận và bảo vệ các giá trị nhân thân; vai trò và ý nghĩa của việc ghi nhận và bảo vệ các giá trị nhân thân trong pháp luật dân sự, cũng như phân tích về đặc điểm quyền nhân thân và tương quan giữa các khái niệm lợi ích phi vật chất, giá trị nhân thân và quyền nhân thân.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Phạm Hồng, Thái;  Co-Author: 2011 (Hiện nay, việc sử dụng phương thức phân quyền đã trở thành phổ biến trong các quốc gia phát triển, dân chủ và pháp quyền và là nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Do đó, để có thêm cách nhìn và góp phần đánh giá rõ vai trò, công dụng của phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước, bài viết bàn luận về phân quyền, phân cấp ở khía cạnh phương pháp luận, khía cạnh pháp lý của nó, mối liên hệ giữa hình thức cấu trúc nhà nước với phân quyền và vấn đề phân cấp ở Việt Nam hiện nay.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Thị Phương, Thảo;  Advisor: Vũ Hào, Quang;  Co-Author: 2013 (Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng; cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu; các khái niệm công cụ được sử dụng trong triển khai luận án; chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và của hệ thống tạp chí, bản tin của Học viện. Khảo sát, phân tích, đánh giá hành vi tìm kiếm thông tin từ các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện của từng nhóm đối tượng độc giả. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện. Từ đó rút ra những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục; đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tạp chí, bản tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả trong hệ thống Học viện, phục vụ tốt hơn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Xuân, Thiên;  Co-Author: 2013 (Hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục và tương đối cao, đóng góp quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua nghiên cứu bước đầu cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua được đóng góp bởi nhiều nhân tố, trong đó đáng chú ý là nhân tố lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên; các nhân tố như năng suất lao động, công nghệ và thể chế đóng góp còn hạn chế hoặc ở mức thấp. Bước sang giai đoạn mới, để phát triển bền vững và giữ được nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, Việt Nam phải chuyển sang mô hình tăng trưởng mới. Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức cũng như đưa ra một số giải pháp khi Việt Nam chuyển sang mô hình tăng trưởng mới.)

  • CSDL Liên hiệp Thư viện (VLC Reference Material)


  • Authors: Nguyễn Bá, Diến;  Co-Author: 2013 (Trên cơ sở nghiên cứu những nguyên tắc, quy định và nội dung của Công ước Luật biển năm 1982 về cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển, bài viết đã đánh giá tính khả thi của việc sử dụng cơ chế này trong tranh chấp biển Đông. Bài viết đã phân tích cơ cấu tổ chức, thẩm quyền xét xử..., cũng như các quy tắc tố tụng và luật áp dụng đối với từng cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước; từ đó đề xuất giải pháp sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước luật biển 1982 trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.)